Trong thời đại Internet hiện nay, hầu như mọi giao dịch, thanh toán của người dùng đều có thể thực hiện qua mạng. Song, nếu không biết quản lý việc thanh toán trực tuyến một cách chặt chẽ, hậu quả về kinh tế sẽ rất khó lường.
Và mọi việc sẽ trở bớt rủi ro hơn nhiều nếu trình duyệt của bạn chỉ phục vụ cho một mình bạn mà thôi. Thứ giúp bạn làm được điều đó chính là chức năng “Private Mode” (chế độ riêng tư).
Nhiệm vụ của Private Mode
Về cơ bản, Private Mode là chế độ bảo vệ trình duyệt của bạn khỏi việc lưu thông tin cá nhân về máy. Ở hầu hết các trình duyệt Private Mode có khả năng thực hiện 2 công việc hữu ích là: làm sạch cookies, xoá lịch sử và dữ liệu tạm thời. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro trong quá trình duyệt web và khiến các hacker khó lòng ăn cắp được thông tin.
Safari
Apple là thương hiệu đầu tiên cung cấp chế độ riêng tư cho người dùng, được gọi là Private Browsing vào năm 2005. Nếu là người thường dùng Safari, hẳn bạn sẽ không khó để tìm ra nó trong menu của Safari. Khi nhấn vào chế độ này, bạn sẽ được yêu cầu xác nhận xem có thực sự muốn sử dụng tính năng lướt web an toàn hay không. Điều lạ là, Safari không yêu cầu bạn xác nhận khi bạn muốn dừng lại.
Khi đang trong chế độ lướt web an toàn, Safari sẽ chấp nhận cookies tạm thời vì thế ban vẫn có thể đăng nhập vào những trang thanh toán qua mạng để mua hàng. Tuy nhiên, bất kì khi nào bạn vô hiệu hoá chế độ Private Browsing, mọi cookies có liên quan đến việc thanh toán sẽ bị xoá sạch.
Một điều lưu ý, để làm sạch cookies và lịch sử duyệt web, chế độ Private Browsing sẽ xoá hoàn toàn thống kê tải về từ cửa sổ tải về của Safari. Ngoài ra, mọi từ khoá tìm kiếm và đường dẫn bạn đã từng truy cập trước đó cũng không còn tồn tại nữa. Trong quá trình này, Safari thậm chí sẽ ngăn chặn việc bạn đồng bộ dữ liệu với tài khoản iCloud.
Internet Explorer
Chrome
Microsoft gọi chế độ Private của mình là “InPrivate Browsing” – với tính năng tương tự như Safari là tăng cường bảo mật cho người dùng khi lướt web.
Tuy nhiên, cách thức hoạt động của chế độ riêng tư trên IE tương đối khác. Khi kích hoạt InPrivate Browsing, IE sẽ mở ra một cửa sổ mới. Tại đây, người dùng có thể sử dụng bình thường mọi chức năng như khi chế độ tăng cường bảo mật chưa được bật. Điểm đặc biệt ở chế độ InPrivate Browsing là người dùng có thể đăng nhập cùng lúc vào 2 tài khoản Gmail.
Để kích hoạt cửa sổ InPrivate trong Windows, bật IE > Tools > InPrivate Browsing.
Khi bạn chọn New Incognito Window trong menu của Chrome, bạn sẽ bắt đầu sử dụng trình duyệt này dưới dạng bí mật. Cũng tương tự như IE hay Safari, Chrome cũng chấp nhận cookies tạm thời nhưng sẽ xoá sạch chúng ngay khi chế độ riêng tư được vô hiệu hoá.
Nhìn chung, Chrome “học tập” IE về cách thức hoạt động của chế độ riêng tư khi cũng sử dụng thêm một cửa sổ mới. Tuy nhiên, điểm khác biệt là ở chỗ, Chrome là “con đẻ” của Google và do đó nó sẽ được đồng bộ hoá với các sản phẩm khác của “ông trùm” mạng tìm kiếm này. Nói cách khác, nếu đã đăng nhập vào tài khoản Google trước đó, mọi lịch sử web của bạn sẽ được lưu trên Google Web bất chấp việc bạn có sử dụng chế độ riêng tư hay không. Do đó, hãy lưu ý xoá dấu triệt để dấu vết trên Chrome bằng cách vô hiệu hoá chức năng lịch sử Web ở tài khoản Google.
Firefox